Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 7 - 13/11)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 7 - 13/11)

1. Trên lúa
 
Các tỉnh phía Bắc:
Rầy, chuột, nhện gié, bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt... hại nhẹ trên lúa mùa muộn tại Nghệ An, Hà Tĩnh.
Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
Bệnh đạo ôn lá, cổ bông, khô vằn, rầy... hại lúa mùa, lúa gieo giai đoạn đòng trỗ - chín. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... hại lúa mùa, lúa gieo giai đoạn đòng trỗ. Sâu keo, bọ trĩ... hại chủ yếu lúa lỡ vụ giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Chuột gây hại cục bộ trên lúa mùa, lúa gieo, lúa lỡ vụ. Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước.
Các tỉnh phía Nam:
Dự kiến tuần tới sẽ có đợt rầy cám nở rộ, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, có thể hại nặng cục bộ trên lúa giai đoạn làm đòng trỗ. Bệnh đạo ôn lá, bạc lá, đạo ôn cổ bông phát triển thuận lợi trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và trên lúa giai đoạn trỗ do ảnh hưởng của mưa bão phân bố diện rộng, sáng sớm có sương mù nhẹ.
 
2. Trên cây trồng khác
 
- Trên ngô và cây rau màu: Các đối tượng gây hại tiếp tục hại nhẹ - trung bình.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ giảm; bệnh chết nhanh, chết chậm... gây hại tăng nhẹ.
- Cây cà phê: rệp vảy xanh, rệp sáp, bệnh đốm mắt cua... gây hại nhẹ.
- Cây có múi: Bệnh Greening, sâu đục quả, sâu vẽ bùa... tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tăng nhẹ.
- Cây điều: Bọ xít muỗi tiếp tục phát sinh gây hại tăng và bệnh thán thư hại giảm.
- Cây mía: Bệnh chồi cỏ, bệnh trắng lá... gây hại cục bộ mía ở vùng ổ dịch.
- Cây sắn: Nhện đỏ, bệnh chổi rồng, bệnh khảm lá sắn... tiếp tục gây hại.
 
CỤC BVTV/nongnghiep