Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (25.12.2017)

 
 
Ảnh minh hoạ

1. Tình hình sinh vật gây hại cây trồng
 
1.1. Cây lúa
 
- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 28.670 ha (giảm 1.903 ha so với kỳ trước, tăng 13.115 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 3.093 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
 
- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm 421 ha (tăng 421 ha so với kỳ trước, tăng 406 ha so với cùng kỳ năm trước). Tập trung tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu.
 
- Bệnh đạo ôn:
 
+ Bệnh đạo ôn hại lá: Diện tích nhiễm 5.890 ha (giảm 533 ha so với kỳ trước, giảm 13.517 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 04 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.
 
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 6.097 ha (tăng 101 ha so với kỳ trước, giảm 2.927 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 16 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.
 
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 792 ha (giảm 1.695 ha so với kỳ trước, giảm 02 ha so với cùng kỳ năm trước). Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
 
- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 13.245 ha (giảm 2.888 ha so với kỳ trước, tăng 2.901 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 167 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang...
 
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 4.367 ha (tăng 3.282 ha so với kỳ trước, tăng 2.464 ha với cùng kỳ năm trước). Phân bố tại tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bình Phước...
 
- Bệnh lem lép hạt: Diện tích nhiễm 8.214 ha (tăng 1.722 ha so với kỳ trước, giảm 8.748 ha với cùng kỳ năm trước, nặng 53 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp...
 
- Chuột: Diện tích hại 4.373 ha (tăng 422 ha so với kỳ trước, giảm 4.264 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 05 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau...
 
- Ốc bươu vàng: Diện tích hại 4.725 ha (tăng 461 ha so với kỳ trước, giảm 3.976 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 05 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang...
 
- Ngoài ra, sâu năn (248 ha), sâu đục thân (279 ha), nhện gié (727 ha), bọ trĩ (723 ha) ...
 
1.2. Cây ngô:
 
- Bệnh lùn sọc đen: Diện tích nhiễm 159 ha (tăng 24 ha so với kỳ trước), nặng 01 ha. Phân bố tại các tỉnh Thái Bình (81,5 ha), Vĩnh Phúc (39,8 ha), Hòa Bình (22,7 ha), Thái Nguyên (2 ha), Ninh Bình (2,8 ha), Thanh Hóa (10 ha, nặng 01 ha).
 
- Các đối tượng khác: bệnh đốm lá (299 ha), bệnh khô vằn (547 ha), sâu đục thân (249 ha)....
 
1.3. Các loại rau màu:
 
- Bệnh xoăn lá cà chua: Diện tích nhiễm 564 ha (giảm 259 ha so với kỳ trước), nhiễm nặng 206 ha, phòng trừ 970 ha. Phân bố tập trung tại Lâm Đồng.
 
- Các đối tượng khác: Bệnh mốc sương (588 ha, nặng 21 ha), Bọ nhảy (496 ha, nặng 01 ha), sâu xanh (340 ha, nặng 01 ha)...
 
1.4. Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhiễm 5.313 ha (giảm 561 ha so kỳ trước, giảm 4.326 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 1.691 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.
 
1.5. Cây thanh long: Bệnh đốm nâu nhiễm 3.989 ha (giảm 638 ha so kỳ trước, tăng 485 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 15 ha, phòng trừ 2.737 ha. Tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai...
 
1.6. Cây ăn quả có múi: Bệnh Greening nhiễm 2.645 ha (giảm 249 ha so với kỳ trước, giảm 407 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 130 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Nai,...
 
1.7. Cây dừa: Bọ cánh cứng hại diện tích 10.333 ha (giảm 179 ha so với kỳ trước, tăng 9.252 ha so với cùng kỳ năm trước) nặng 1.791 ha, chủ yếu tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Tp.Hồ Chí Minh...
 
1.8. Cây hồ tiêu
 
- Tuyến trùng rễ: Diện tích nhiễm 6.607 ha (tăng 364 ha so với kỳ trước, giảm 104 ha so với cùng kỳ năm trước) nặng 2.029 ha. Tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang ...
 
- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 6.088 ha (tăng 372 ha so với kỳ trước, tăng 522 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 1.602 ha, mất trắng 01 ha, phòng trừ 1.522 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang...
 
- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 2.138 ha (tăng 47 ha so với kỳ trước, tăng 521 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 170 ha, phòng trừ 818 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang...
 
1.9. Cây cà phê
 
- Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 15.834 ha (giảm 702 ha so với kỳ trước, tăng 7.364 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 18 ha, phòng trừ 11.244 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Trị...
 
- Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 10.673 ha (tăng 98 ha so với kỳ trước, tăng 3.558 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 190 ha, phòng trừ 10.667 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Trị...
 
1.10. Cây điều
 
- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 17.292 ha (giảm 90 ha so với kỳ trước, tăng 15.105 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 98 ha. Tập trung tại các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai...
 
- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 17.873 ha (giảm 307 ha so với kỳ trước, tăng 10.485 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 62 ha. Tập trung tại Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai...
 
1.11. Cây sắn (mì): Bệnh khảm lá tổng diện tích nhiễm cộng dồn là 5.921 ha (tăng 25 ha so với kỳ trước, tăng 5.921 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 130 ha, mất trắng 689 ha. Phân bố tại Tây Ninh.
 
2. Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (25.12.2017)
 
2. 1. Các tỉnh phía Bắc
 
- Cây lúa: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, ốc bươu vàng, chuột... hại nhẹ trên mạ chiêm, lúa gieo sạ.
 
- Cây ngô: Sâu đục thân, bắp, rệp, chuột, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh lùn sọc đen, hiện tượng lùn xoắn cây... tiếp tục gây hại.
 
- Rau màu: Bọ nhảy, sâu ăn lá, rệp, dòi đục hành... trên rau tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình; Bệnh héo xanh, bệnh mốc sương, bệnh héo vàng ... tiếp tục hại trên cà chua, khoai tây; Sâu khoang, chuột, bệnh đốm lá... trên lạc, đậu tương tiếp tục gây hại.
 
- Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để tại Nghệ An và có xu hướng tăng; Bọ hung đen gây hại nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ ở vùng mía ven sông, trên chân đất cát pha và đất thịt nhẹ tại Thanh Hóa; Rệp xơ trắng tiếp tục gây hại nhẹ.
 
- Cây ăn quả (cam, chanh, bưởi): Bệnh chảy gôm có xu hướng phát sinh tăng, bệnh loét, sẹo, ruồi đục quả, nhện hại...tiếp tục gây hại ở các vườn cây già cỗi, chăm sóc kém và phòng trừ không tốt.
 
- Cây nhãn: Rệp, sâu đo, nhện lông nhung gây hại nhẹ.
 
- Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh tiếp tục gây hại có xu hướng tăng; Bệnh thán thư, bệnh chết chậm tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ tại các vườn cây già cỗi úng nước.
 
- Cây cà phê: Bệnh gỉ sắt gây hại tăng, bệnh khô cành, rệp các loại,.. tiếp tục gây hại, mức độ tăng chậm; hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém, phòng trừ sâu bệnh không tốt.
 
- Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn, ... tiếp tục gây hại cục bộ.
 
- Châu chấu lưng vàng: Tiếp tục gây hại tại Nghệ An, Thanh Hóa.
 
2. 2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
 
a) Cây lúa
 
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt... hại trên lúa mùa, lúa vụ 10+12 giai đoạn chín - thu hoạch.
 
- Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục nõn... phát sinh hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
 
- Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ trên các giống nhiễm, vùng ổ dịch. - Chuột: Gây hại nhẹ trên các trà lúa.
 
- Ốc bưu vàng: Di chuyển và lây lan theo nguồn nước.
 
b) Cây trồng khác
 
- Cây rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bệnh thối nhũn... hại nhẹ trên rau ăn lá; bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại; bệnh phấn trắng, mốc sương... gây hại rau họ bầu bí; bệnh héo xanh, thán thư... hại rau họ cà; sâu khoang, bệnh lỏ cổ rễ, gỉ sắt, sâu đục quả... hại nhẹ trên cây lạc và đậu đỗ.
 
- Cây ngô: Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn... hại ngô giai đoạn trỗ cờ - thu hoạch; sâu khoang, sâu xanh, sâu xám... hại ngô Đông Xuân giai đoạn cây con.